Mô tả
Động sơn trang đẹp – Động sơn trang cùng bà chúa sơn trang đệ nhất thờ Thanh Sơn đại vương Bạch Anh quản trưởng sơn lâm công chúa Lê Mại Đại Vương.
Họa tiết: đắp vẽ cảnh núi rừng cùng cỏ cây hoa lá đẹp tinh xảo.
Chất liệu gỗ: 100% gỗ lõi và các vật liệu phụ kiện đi cùng, được chọn lựa kỹ càng có độ bền cao và đẹp theo thời gian.
Kích thước: Tùy theo không gian thờ cúng và các cung trong thước Lỗ Ban mà chọn sao cho phù hợp với phong thủy và mỹ quan.
Mã Động Sơn Trang: DST 07

Động sơn trang là gì?
Động sơn trang hay còn gọi là Cung sơn trang thường được bài trí thành 1 động đá có Chúa sơn trang và các Cô sơn trang ngự. Có thể thấy tại hầu hết đền, phủ trước đây và cả bây giờ đều có cung thờ sơn trang.
Vậy chúa sơn trang là ai, tục thờ sơn trang có từ bao giờ, thờ vị thần nào và có phải là vị thánh trong hệ thống Tứ Phủ không? Xoay quanh vấn đề này có nhiều băn khoăn và giải thích khác nhau.

Tục thờ Động sơn trang bắt nguồn từ đâu?
Theo nhiều ghi chép còn lại đến ngày nay thì tục thờ sơn trang ra đời cách đây khoảng 2000 năm (thời Âu Lạc). Đây là 1 tục thờ tối cổ của người Việt và ở hầu hết các đền phủ đều có động sơn trang. Tuy nhiên không phải ở đâu tục thờ cúng này cũng được đầu tư xứng đáng và đúng tầm với ý nghĩa tâm linh vốn có của nó.
Cũng có ý kiến băn khoăn không biết chúa sơn trang có phải là vị thánh trong hệ thống tứ phủ hay không. Với những thông tin đã dẫn giải ở trên, có thể khẳng định rằng, tục thờ sơn trang hay động sơn trang ban đầu là một tín ngưỡng riêng biệt chứ không phải là tín ngưỡng tứ phủ. Đó là bởi trong khi tục thờ sơn trang ra đời từ thời Âu Lạc cách đây 2000 năm thì tục thờ tứ phủ chỉ thịnh hành khi có sự xuất hiện của thánh mẫu Liễu Hạnh (cách đây khoảng hơn 600 năm).
Như vậy có thể khẳng định rằng, tín ngưỡng thờ chúa sơn trang và tứ phủ là hoàn toàn riêng biệt và tách bạch với các tín ngưỡng cùng thời. Mặt khác, với mốc thời gian xuất hiện như trên, có thể coi tục thờ tứ phủ bắt nguồn từ tục thờ sơn trang. Đây cũng chính là điều hoàn toàn có cơ sở đã được 1 số sách ghi chép lại.

Chúa sơn trang là ai và tục thờ cúng thế nào?
Chúa sơn trang là hiện thân của mẫu thượng ngàn trong tam tòa thánh mẫu và được thờ trong động sơn trang. Theo tác giả Đồng Âm, ngự tại cung sơn trang là Tam tòa sơn trang và bao gồm:
– Sơn trang đệ nhất: thờ Thanh Sơn đại vương Bạch Anh quản trưởng sơn lâm công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Sơn trang đệ nhị: thờ Diệu tín thiền sư La Bình Công chúa.
– Sơn Trang đệ tam: thờ Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.Sơn
Trang đệ nhất, đệ nhị, đệ tam có từ thời vua Hùng. Ba ngôi đền thờ này đều được coi là hiện thân của mẫu Thượng Ngàn.
Tục thờ sơn trang xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẹ rừng có từ trước khi mẫu Liễu Hạnh ra đời. Khi xuất hiện mẫu Liễu Hạnh, triều đình nhà Lê đã phong chúa Sơn Trang là Lê Mại Đại Vương và cũng từ đó chúa sơn trang trở thành mẫu Thượng Ngàn. Tín ngưỡng thờ tứ phủ khi đó được coi là sự kết hợp hài hòa của tục thờ mẫu Liễu Hạnh và Sơn Trang.
Động sơn trang hiện là một phần không tách rời trong tục thờ của tứ phủ. Chính vì vậy trong tục thờ cúng trước đây và ngày nay thường có sự kết hợp thờ chúa sơn trang trong cùng đền, phủ của tục thờ tứ phủ là điều bình thường và hiển nhiên. Điều này cho thấy rõ nét tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng người Việt, giữa dân tộc kinh và dân tộc thiểu số.
Trên đây là một số điều cần biết về động sơn trang cũng như tục thờ cúng chúa sơn trang trong dân gian. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này hoặc những người hay đi đền, phủ.